Không chỉ ở Việt Nam mà ở trên nhiều quốc gia trên thế giới, người ta tổ chức lễ Phật Đản hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra. Để biết thêm chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày đại lễ này, bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của Lịch Việt nhé.
Nguồn gốc của lễ Phật Đản
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sinh năm 624 TCN và nhập niết bàn năm 554 TCN. Ngài là con trai của Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da, tức Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak, (tháng tư âm lịch) nên Đại hội Phật giáo Quốc tế đã thống nhất tổ chức Đại lễ Phật Đản vào rằm tháng tư âm lịch để tôn vinh Đức Phật Thích Ca.
Hiện nay, Đại lễ Phật Đản thường được tổ chức trong vòng một tuần từ ngày 08/4 đến ngày 15/4 âm lịch. Đại lễ không chỉ là dịp tưởng niệm về Đức Phật mà còn là cơ hội để cộng đồng Phật tử cùng nhau kết nối và thực hiện các hoạt động thiện nguyện. Bên cạnh đó, Đại lễ Phật Đản cũng đã chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.
Trong những ngày diễn ra lễ Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, ăn chay, lau dọn vệ sinh và trang trí bàn thờ Phật, đến chùa để làm công quả hoặc đến nghe những bài thuyết giảng về cuộc sống để chiêm nghiệm, nhìn nhận lại bản thân mình để có những hành động đúng đắn.
Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản
Ngày lễ Phật Đản còn mang ý nghĩa về sự hạnh phúc, niềm vui cho những người già, người khuyết tật, người bệnh, lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người
Ở một số quốc gia còn cấm bán rượu và thịt theo nghị định của chính phủ. Đồng thời, các loài chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như biểu tượng của sự giải thoát, tự do.
Nên làm gì trong ngày lễ Phật đản
Ăn chay niệm Phật
Thường trong những ngày diễn ra lễ Phật Đản, các Phật tử ăn chay, không sát sinh động vật. Đồng thời niệm Phật để cầu bình an.
Vệ sinh bàn thờ
Việc lau dọn bàn thờ còn là dịp để chúng ta tỏ lòng thành kính Đức Phật. Hành động này còn giúp gột rửa những điều không tốt trong cuộc sống, giúp cái tâm trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn.
Lễ chùa
Bên cạnh những việc nêu trên, các Phật tử cũng nên đến chùa làm công quả, nghe bài giảng về triết lý, đạo đức sống của các sư thầy. Từ đó mà có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm về cuộc sống, giúp tâm hồn thanh thản, thư thái.
Phóng sinh
Việc phóng sinh mang một ý nghĩa tốt đẹp và nhân văn sâu sắc. Từ đó giúp con người tích thêm nhiều phần phước lành, cuộc sống an nhiên hơn.
Hành thiện tích đức
Việc hành thiện bằng cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn cũng được khuyên làm trong ngày lễ Phật Đản. Không chỉ trong ngày này mà trong cuộc sống thường nhật, bạn cũng nên sống độ lượng, luôn giúp đỡ mọi người để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trên đây là những thông tin về lễ Phật Đản mà Lịch Việt muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn và hiểu rõ hơn ý nghĩa của ngày lễ này.