Ngày Thất tịch là ngày lễ mang nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc của văn hóa phương Đông. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lịch Việt tìm hiểu về ngày lễ này nhé.
Ngày lễ Thất tịch là ngày gì?
Ngày Thất tịch còn được gọi là tết Ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu, là ngày 7/7 âm lịch. Năm 2023, ngày Thất tịch rơi vào thứ ba (ngày 22/8 dương lịch).
Ngoài tên gọi lễ Thất tịch, ngày này còn có tên là Tết Ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu, ở mỗi quốc gia, nó lại có sự khác nhau giữa nguồn gốc, phong tục.
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất tịch
Theo truyền thuyết, ngày lễ Thất tịch gắn với câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngưu Lang có tài thổi sáo, được giao nhiệm vụ chăn trâu trên thiên đình. Chức Nữ là cô gái có tài dệt vải, hai người tình cờ gặp và đem lòng yêu thương nhau.
Vì quá say mê nhau mà bỏ bê công việc, Ngọc Hoàng vô cùng tức giận nên đã chia cắt họ, người ở đầu sông, người ở cuối sông Ngân Hà. Tuy thế, họ vẫn một lòng yêu thương nhau.
Cảm động trước tình yêu của hai người nên Ngọc Hoàng đã ban lệnh cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngọc Hoàng cho đàn quạ đen tập hợp lại tạo thành cây cầu bắc qua sông để hai người có thể gặp nhau. Cây cầu này được đặt tên là cầu Ô Thước.
Khi gặp được nhau, cả Ngưu Lang và Chức Nữ đều khóc. Những giọt nước mắt của họ rơi xuống trần gian và được gọi là mưa ngâu. Người dân còn đặt tên cho hai người là ông Ngâu và bà Ngâu.
Và từ đó, mỗi năm đến ngày 7 tháng 7 âm lịch, mọi người đều nhớ đến tình yêu thương chung thuỷ, sắc son của Chức Nữ Ngưu Lang. Đây không chỉ là ngày dành cho tình yêu đôi lứa mà còn là ngày cầu phúc, bình an.
Vì sao ngày Thất tịch có mưa?
Trên thực tế, thường có những cơn mưa lất phất vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Dân gian quan niệm đây là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Nếu trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao và thề hẹn. Vào đêm 7/7, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.
Phong tục ngày lễ Thất tịch
Ăn chè đậu đỏ
Ăn chè đậu đỏ là phong tục được nhiều người trẻ làm mỗi mùa Thất tịch để cầu tình duyên. Do đậu đỏ có màu đỏ, mang ý nghĩa đem lại may mắn, giúp người ăn nhanh chóng tìm được nửa kia của mình.
Đi chùa
Dân gian quan niệm rằng việc đi chùa ngày Thất tịch cầu bình an có thể đem lại điềm lành cho gia đình, mọi người vui vẻ, hạnh phúc.
Thả đèn lồng
Nhắc đến Thất tịch, chúng ta không thể không nhắc đến hoạt động thả đèn lồng. Những chiếc đèn lồng là tượng trưng cho những ước nguyện của các đôi trai gái về một tổ ấm lâu dài.
Tặng quà cho người mà mình thương
Bên cạnh đó, mọi người cũng có xu hướng dành tặng những phần quà cho người thân để thể hiện tình yêu thương.
Những điều không nên làm vào ngày Thất tịch?
Không nên tổ chức đám cưới
Dựa theo nguồn gốc ngày Thất tịch - câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày duy nhất trong năm họ có thể đoàn tụ với nhau. Phải chờ đợi gần 1 năm để gặp nhau nhưng chỉ có thể ở cạnh nhau trong một ngày duy nhất rồi lại chia ly. Vì vậy, người ta cho rằng ngày này là không may mắn cho đám hỏi, đám cưới.
Không khởi công, xây dựng nhà cửa
Tháng 7 âm lịch còn được coi là tháng cô hồn. Đây là thời điểm ma quỷ được mở cửa tự do trở về nhân gian. Vì vậy, nếu tiến hành các việc đại sự như xây nhà vào bất kỳ ngày nào trong tháng cũng đều dễ xảy ra sai sót. Ngoài ra, vào ngày 7 tháng 7 âm lịch thường có mưa ngâu có thể gây cản trở quá trình xây dựng.
Xem thêm: Tháng cô hồn là tháng nào? Nên làm gì và kiêng gì vào tháng cô hồn?
Không nên làm điều ác
Việc làm việc thiện và tránh điều ác là việc ai cũng nên làm, không chỉ riêng trong ngày Thất tịch. Đặc biệt, trong ngày này, nếu tránh làm điều xấu, thay vào đó, hành thiện, tu thân tích đức, bạn có thể gặp bình an và may mắn trong tình duyên.
Trên đây là những điều bạn cần biết về ngày lễ Thất tịch mà Lịch Việt muốn gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Lịch Việt có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày này, luôn gặp nhiều bình an trong cuộc sống.