Không khó để bắt gặp cây lộc vừng được trồng như một loại cây cảnh trong mỗi gia đình Việt từ trước đến nay. Bài viết dưới đây của Lịch Việt sẽ trả lời cho câu hỏi "Cây lộc vừng hợp tuổi nào?" và "trồng cây lộc vừng ở đâu?". Cùng đón đọc nhé.

Đặc điểm của cây lộc vừng

Cây lộc vừng thuộc giống cây bóng mát có thân và gốc đẹp, tán cây rộng. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ và có mùi thơm nhẹ nhàng, thường nở tháng 7. 

Nhân dân thường dùng quả lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá. Không những thế, loại quả này còn được dùng để bào chế các loại thảo dược để chữa trị bệnh. Người ta dùng quả lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để chữa vết chàm, chữa nhức răng. Hạt lộc vừng được giã nhuyễn để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay bênh tiêu hóa.

Đặc điểm của cây lộc vừng

Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy

Cây lộc vừng có điểm gần giống cây vạn lộc, vì cùng có chữ lộc trong tên. Chữ "lộc" mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc. Hạt cây tuy nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt, tượng trưng cho hạnh phúc luôn tràn đầy.

Cành lá tươi tốt, xum xuê, màu hoa đẹp nổi bật tượng trưng cho phúc lộc tràn đầy. Trồng cây lộc vừng trong nhà có người cao tuổi như một lời chúc bách niên giai lão.

Tại đền, chùa, miếu..., người ta cũng trồng cây lộc vừng với niềm tin về khả năng gia tăng dương khí, xua đuổi tà ma.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào?

Cây lộc vừng hợp nhất với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Cụ thể là các tuổi: Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987),...

Cây lộc vừng hợp tuổi nào?

Nên trồng cây lộc vừng ở đâu?

Vị trí trồng cây lộc vừng hợp lý nhất là không gian thoáng trước nhà. Ở vị trí này, cây có thể phát huy tối đa nguồn năng lượng tốt và hạn chế những luồng khí xấu ảnh hưởng đến gia chủ.

Khi cây ra hoa đỏ, dương khí tăng cao, vượng khí hội tụ, đem lại nhiều vận may cho cả gia đình.

Dù tán cây không quá rậm rạp nhưng bạn cũng nên trồng cây ở vị trí thông thoáng để cắt tỉa cành lá và vệ sinh cây thường xuyên.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Chiết cành

Bạn chú ý buộc thật chặt bầu đất ở phía dưới và nới lỏng ở phần trên để giữ nước cho cây và để cây có thể luân chuyển không khí. Cách này còn giúp tích đọng sương, kích thích rễ mới, nuôi dưỡng cành cây phát triển tốt hơn.

Khi cắt tỉa cây, bạn nên ưu tiên cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán khi còn non đến giai đoạn bánh tẻ để ngăn ngừa sâu bệnh. Việc cắt tỉa thường xuyên còn giúp cây dồn nhựa sống để nuôi cành chủ lộ sáng.

Bạn nên tiến hành chiết câu bào khoảng tháng 5-6 hoặc tháng 9 dương lịch - thời điểm cành chuyển sang dạng bánh tẻ. Khi ấy, cành cây không quá non, không quá già, cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Chăm sóc cây

Nếu bạn muốn di chuyển cây sang một vị trí mới, hãy cắt bỏ các cành non. Nếu không, những cành lá này cũng sẽ bị héo và chết gây lãng phí chất dinh dưỡng của cây.

Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ

Bạn cần đặt những cây mới bứng ở vị trí râm mát, tránh tối đa thời gian cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp hay để cây quá lâu trong môi trường thiếu sáng.

Khi quan sát thấy cây bắt đầu nhú chồi non và ra lá, bạn có thể di chuyển cây tới nơi có nhiều ánh nắng hơn để cây dễ dàng phát triển. 

Để đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm, bạn cần tưới cho cây một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.

Như vậy, bạn đã biết cây lộc vừng hợp tuổi nào và lưu ý khi trồng loại cây này rồi đúng không? Hãy truy cập Lịch Việt để tìm hiểu thêm các kiến thức phong thủy hữu ích khác nhé.

Xem thêm: Top 10+ loại cây phong thủy dễ chăm sóc, thu hút tài lộc