Giao thừa là thời khắc quan trọng và vô cùng thiêng liêng với người Việt. Đánh dấu thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang một năm mới hy vọng và hạnh phúc hơn. Theo phong tục của người Việt thì vào đêm giao thừa, cụ thể là 0h mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng giao thừa đầy đủ để dâng lên Chư vị thần linh ông bà. Hãy cùng Lịch Việt tìm hiểu cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa đầy đủ, chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Mâm cúng giao thừa đầy đủ nhất

Mâm cúng giao thừa là lòng thành của mỗi gia chủ dâng lên thần linh và tổ tiên vào thời khắc giao thừa từ năm này sang năm khác. Mỗi một vùng miền sẽ có những phong tục dâng lễ khác nhau. Cụ thể như sau:

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Với người miền Bắc thì mâm cúng giao thừa sẽ được chuẩn bị khá chỉnh chu và đầy đủ. Các món cúng bái cũng đa dạng như:

+ Đĩa thịt gà luộc

+ Đĩa giò lụa

+ Đĩa nem

+ Đĩa giò xào

+ Đĩa hành muối

+ Đĩa bánh chưng.

+ Bát móng giò hầm măng

+ Bát mọc

+ Bát miến nấu lòng gà

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Còn với người miền Trung mâm lễ cúng giao thừa sẽ có cả bánh tét với bánh chưa. Mâm cúng cũng khá đa dạng với các món như sau:

+ Đĩa dưa món

+ Đĩa giò lụa

+ Đĩa gà bóp rau răm

+ Đĩa chả

+ Đĩa thịt heo luộc

+ Dưa giá

+ Bát miến

+ Đĩa cá chiên

+ Đĩa ram

+ Đĩa bánh tét, bánh chưng

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Với miền Nam tết đến thì thời tiết vẫn khá nắng nóng do đó mâm cúng cũng thường là những món nguội. Cụ thể như sau:

+ Canh măng tươi

+ Canh khổ qua nhồi thịt

+ Thịt kho hột vịt

+ Gỏi tôm thịt

+ Chả giò

+ Dưa món

+ Củ kiệu

+ Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Trình bày mâm cúng giao thừa chuẩn

Khi thực hiện nghi lễ không chỉ cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ mà bạn còn phải biết cách trình bày chuẩn xác. Như vậy thì công việc năm mới mới hanh thông, thuận lợi và nhiều tài lộc nhất. Tuy nhiên, tất cả đều phải từ tâm, xuất phát từ lòng thành kính của gia chủ.

Cách trình bày cũng khá đơn giản, bạn không cần quá cầu kỳ. Thứ nhất cần chuẩn bị đầy đủ và để ở một chiếc bàn nhỏ giữa sân. Đây là vị trí đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời chính xác nhất.

Và khi đặt bạn nên căn hướng Nam, vì đây là hướng tượng trưng cho Hỷ Thần hoặc phía Đông tượng trưng cho thần tài.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa đầy đủ, chính xác nhất mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này của Lịch Việt đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn.

Xem thêm: Gợi ý mâm cơm cúng tết 3 miền Bắc - Trung - Nam