Đã có khi nào bạn lướt mạng xã hội hàng giờ đồng hồ liên tục mà không biết lý do? Bạn đã từng tự hỏi nguyên nhân đằng sau đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Lịch Việt nhé.

Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, càng ngày càng có nhiều mạng xã hội xuất hiện như Facebook, Twitter, Tiktok, Instagram,... hay mới đây nhất là Threads. Chúng ta không thể phủ nhận những nhiều tiện ích của chúng đã đem lại những lợi ích tuyệt vời cho đời sống cá nhân và xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, chứng nghiện mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến, nhất là đối với độ tuổi trẻ. Hãy cùng xem những số liệu đã được thống kê liên quan đến chứng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ngay sau đây:

- 92% người trẻ sử dụng và lướt các trang mạng xã hội hàng ngày, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt, 24% những người trong số họ liên tục online trực tuyến.

- 76% người được khảo sát tham gia vào những phương tiện truyền thông xã hội, trong đó 71% sử dụng Facebook, 52% sử dụng Instagram, 41% trên Snapchat và 33% sử dụng Twitter.

- 77% phụ huynh cho rằng con cái họ bị phân tâm bởi mạng xã hội, từ đó giảm sự tương tác với người khác.

- 59% phụ huynh tin rằng con cái họ thực sự nghiện điện thoại.

- 50% thanh thiếu niên tự thú nhận mình nghiện mạng xã hội.

Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay

Nguyên nhân nghiện mạng xã hội

Mạng xã hội giúp giải phóng dopamine

Việc sử dụng mạng xã hội giúp não bộ giải phóng dopamine - một hormone hạnh phúc, đồng thời cũng là một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến hoạt động thần kinh và sinh lý. Khi người dùng nhận được một lượt thích, lượt comment hay một thông báo về biểu tượng cảm xúc, bộ não của họ ngay lập tức nhận được một lượng lớn dopamine và gửi nó đến hệ thống phần thưởng trong não. Do đó, họ ngay lập tức có cảm giác vui vẻ, phấn khởi, thỏa mãn và mong muốn có cảm giác này vào truy cập lần tiếp theo.

Nguyên nhân nghiện xã hội là do chu kỳ tạo dopamine thúc đẩy người dùng tìm kiếm và mong muốn dùng chúng nhiều hơn nữa. Thậm chí, trong bối cảnh hiện nay, các mạng xã hội còn phát triển tính năng video ngắn để thúc đẩy người dùng sử dụng lâu hơn, dẫn đến việc ngày càng có nhiều người chìm sâu vào việc lướt chúng.

Mạng xã hội giúp giải phóng dopamine

Hội chứng FOMO

Một nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nghiện mạng xã hội đó là hiện tượng FOMO, hay còn gọi là hội chứng sợ bỏ lỡ. Ngay khi thấy điện thoại có thông báo, ngay lập tức họ sẽ cầm lên để kiểm tra có gì quan trọng không. Một vài nguyên nhân của hội chứng này:

- Sợ làm làm người kia thất vọng nếu không trả lời tin nhắn ngay lập tức.

- Sợ mất địa vị xã hội.

- Sợ bỏ lỡ một lời mời hoặc điều gì đó thú vị.

- Sợ bị lạc lõng khỏi những cuộc trò chuyện quan trọng.

Nhu cầu được chấp nhận

Tuổi vị thành niên là giai đoạn rất nhạy cảm của giới trẻ, khi mà ảnh hưởng của gia đình giảm đi và ảnh hưởng từ bạn bè tăng lên. Thanh thiếu niên ở độ tuổi này khá bốc đồng, bồng bột và dễ đưa ra những quyết định nông nổi.

Họ mong muốn được xã hội và mọi người xung quanh công nhận, Vì thế, việc được chấp nhận trên mạng xã hội tất nhiên đều có những tác động nhất định đối với hoạt động và sự phát triển của não bộ.

Mạng xã hội giúp nhu cầu được chấp nhận

Đâu là những người dễ nghiện mạng xã hội

Theo cấc nghiên cứu khảo sát, thanh thiếu niên là những đối tượng dễ nghiện mạng xã hội nhất. Bên cạnh đó còn có một số người khác như:

- Phụ nữ: Trong khi nam giới thường có xu hướng nghiện chơi game, phụ nữ lại có nhiều khả năng bị thu hút bởi các trang mạng xã hội hơn.

- Những người có lòng tự trọng thấp: Một số người có lòng tự trọng thấp thường không cảm thấy thoải mái khi giao tiếp trực tiếp. Lúc này, mạng xã hội trở thành công cụ giao tiếp, thể hiện bản thân chính của họ.

- Những người mắc chứng trầm cảm, hay lo lắng: Trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu cũng làm nguy cơ nghiện mạng xã hội gia tăng đột biến.

- Những người tự ti về ngoại hình: Những người thường lý tưởng hoá về bản thân, chỉnh sửa và đăng những hình ảnh ảo của bản thân lên mạng xã hội cũng thuộc tuýp người dễ nghiện những nền tảng này nhất. Những bình luận tích cực này lại càng thúc đẩy họ nghiện mạng xã hội.

Những tác động tiêu cực của mạng xã hội

Khi tham gia mạng xã hội thường xuyên và liên tục hàng giờ đồng hồ trong nhiều ngày, người dùng vô tình lao vào một vòng luẩn quẩn, dẫn đến nghiện mạng xã hội và có nguy cơ cao mắc một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác:

Càng sử dụng mạng xã hội nhiều, hiệu ứng FOMO càng tăng lên, làm tăng cảm giác không thỏa đáng, không hài lòng và gây nên cảm giác bị cô lập. Điều này lại tác động tiêu cực đến tâm trạng, làm trầm trọng và gây nên trầm cảm, lo lắng. Theo đó, người dùng càng tăng cường sử dụng mạng xã hội bao nhiêu thì những triệu chứng này vẫn sẽ lặp lại như một chu kỳ. Dù cho có bao nhiêu lượt thích hoặc bình luận cũng không thể khiến họ cảm thấy đủ hay được chấp nhận.

Những tác động tiêu cực của mạng xã hội

Cách cai nghiện mạng xã hội

Để cai nghiện mạng xã hội, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Cởi mở và trò chuyện với bạn bè của mình trực tiếp, không sử dụng điện thoại trong khi đang trò chuyện với bạn bè.

- Thiết lập thời điểm và giới hạn thời gian truy cập mạng xã hội trong 1 ngày.

- Nhận thức và ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng FOMO.

- Tắt thông báo, xoá ứng dụng mạng xã hội trong khi đang làm việc và học tập.

Bạn đã biết lý do mình nghiện mạng xã hội hay chưa? Nếu bạn đang nghiện mạng xã hội thái quá, hãy học cách sử dụng chúng một cách hiệu quả và thông minh nhé.