Rùa là loài vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong tín ngưỡng phong thủy. Cùng với Long, Lân, Phụng, Quy (Rùa) là một tứ linh trấn giữ bốn phương. Hãy cùng Lịch Việt tìm hiểu về rùa phong thủy và cách nuôi rùa phong thủy trong bài viết dưới đây nhé.

Rùa phong thủy là gì?

Rùa phong thủy được nuôi với mong ước hóa giải điều xấu cũng như những năng lượng tiêu cực trong nhà ở. Rùa giúp bạn tiến về phía trước một cách từ tốn, nhẹ nhàng.

Nuôi rùa giúp mang lại cho gia chủ và người thân vận khí tốt, nhiều tài lộc và may mắn. Rùa đặc biệt phù hợp với những gia đình có người già, người hay ốm đau bởi chúng là biểu tượng của sự trường thọ. Nuôi dưỡng một chú rùa khỏe mạnh sẽ đem đến những điều tốt lành cho gia đình bạn.

Một số người có tâm lý lo lắng khi rùa chết. Thực ra nếu rùa không may qua đời mang ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình gánh nạn. Bạn chú ý chôn cất rùa cẩn thận, không được ăn thịt rùa vì sẽ gây nghiệp chướng, phản tác dụng phong thủy.

Rùa phong thủy là gì?

Những tuổi nào hợp nuôi rùa phong thủy?

Theo các chuyên gia phong thủy, các tuổi Thìn, Tỵ, Dậu, Dần rất thích hợp để nuôi rùa.

Theo quy luật âm dương, rùa thuộc hành Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Thổ có thể nuôi rùa. Rùa mang lại tài lộc bằng việc kinh doanh đất đai, bất động sản.

Những người mệnh Kim chú ý không nên nuôi rùa bởi Hỏa khắc Kim. Nuôi rùa phong thủy có thể ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia chủ.

Các loại rùa phong thủy

Có 2 loại rùa chính: Rùa cạn và rùa nước. Tùy vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn loại rùa phong thủy phù hợp để nuôi.

Các loại rùa cạn có đặc điểm là lớn chậm hơn rùa nước. Chi phí chăm sóc rùa cạn thường cao hơn rùa nước nhưng chúng thích hợp để làm thú cưng hơn, tuổi thọ của chúng dao động từ 30-70 năm. Một số loại rùa cạn phổ biến: rùa sulcata, rùa sao Ấn Độ, rùa đá,...

Rùa ba giờ, rùa tai đỏ, rùa quạ,... là rùa nước.

Các loại rùa phong thủy

Hướng dẫn cách nuôi rùa phong thủy

Cách nuôi rùa cạn

Các loài rùa cạn chỉ ăn các loại rau quả. Bạn có thể nuôi chúng trong các thùng xốp hoặc bể xi măng. Khi chúng lớn lên, bạn cần linh động thay đổi chuồng sao cho phù hợp với kích thước của chúng.

Mỗi loại rùa cạn phù hợp với một kiểu thức ăn đặc trưng nên bạn hãy tìm hiểu kỹ hoặc hỏi người bán trước khi mua nhé.

Cách nuôi rùa nước

Rùa nước là động vật ăn tạp. Chúng ăn từ rau củ đến thịt, tôm tép nên chi phí cần bỏ ra để chúng ăn không cao như rùa cạn. Tuy nhiên, nơi ở của chúng có yêu cầu cao hơn. Chúng cần sống trong môi trường nước sạch không có clo.

Hầu hết các loại rùa nước có thể được nuôi trong bể cá, trừ rùa tai đỏ ăn tạp, giống rùa này có thể gây hại cho cá. Ngoài ra, rùa nước phong thủy rất dễ bị nhiễm lạnh, chúng thường có các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi. Môi trường lý tưởng nhất để nuôi rùa nước là môi trường ấm áp.

Hướng dẫn cách nuôi rùa phong thủy

Bạn cần chú ý lau rửa mắt, mũi thường xuyên cho rùa, thường xuyên dọn rửa, vệ sinh bể nuôi định kỳ để chúng không bị hôi, bẩn.

Với những loài rùa ăn tạp như rùa tai đỏ, bạn không được thả chúng ra ngoài tự nhiên vì chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái xung quanh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về rùa phong thủy cũng như cách chăm sóc rùa phong thủy. Nếu bạn muốn tìm đọc những kiến thức phong thủy khác, hãy truy cập Lịch Việt thường xuyên nhé.

Xem thêm: Top 10+ loại cây phong thủy dễ chăm sóc, thu hút tài lộc